Nguyễn Thế Anh, người vẫn đeo găng rất đều đặn vào cuối tuần trong màu áo Becamex Bình Dương, đã và đang trên đường trở thành một doanh nhân. Thủ môn Thế Anh trên sân cỏ và Thế Anh kinh doanh sân bóng cỏ nhân tạo đều được mọi người biết đến qua những thành công trong thời gian vừa qua
Chồng cầu thị và cầu tiến, vợ thông minh và khá tâm lý. Một dự án kinh tế hoành tráng, nghiêm túc đã và đang thành hình. Câu lạc bộ Thể thao Thế Anh ra đời với Thế Anh đầu tư kinh doanh sân cỏ với 2 sân cỏ nhân tạo. Trong tương lai gần, khi xin được giấy phép thành lập Công ty Nguyễn Thế Anh (“thương hiệu” NTA), sẽ có thêm 2 sân tennis, hồ bơi và phòng tập thể hình, để làm nên Khu liên hợp Thể thao tư nhân đồ sộ ở đất Bình Dương.
Gia đình nhỏ của thủ môn Thế Anh
Nghe có vẻ hơi lạ với giới “quần đùi áo số”, nhất là khi Thế Anh vẫn còn đang chơi bóng đỉnh cao, nhưng “nó là một dự án thú vị” (theo lời Thế Anh) và rất khả quan. Thế Anh kinh doanh sân bóng hoàn toàn là việc làm đúng đắn và thể hiện sự tính toán tốt trong kinh doanh của anh.
Cậu nhóc Nguyễn Thế Nam Khánh hơn 1 tuổi kháu khỉnh, một căn hộ chung cư ở Thành phố Hồ Chí Minh, ngôi nhà đang cho thuê gần Thủ Dầu Một, miếng đất hơn 1000m² tại Khu dân cư An Thạnh – Thuận An – Bình Dương, câu lạc bộ Thể thao tọa lạc như đã nói, thêm chiếc Toyota Innova cho gia đình vi vu vào những ngày nghỉ…
Thủ môn Thế Anh bên vợ và con trai
Hồng Nhung nay cũng đã nghỉ công việc làm công ăn lương ở Sài Gòn, để về câu lạc bộ Thế Anh quản lý việc kinh doanh thay chồng. Như thế, tạm coi là khá ổn với một cầu thủ từng bị xem là cần đến vé vớt để bước vào làng bóng đá chuyên nghiệp như Nguyễn Thế Anh.
Thế Anh và nghiệp đeo găng
Thủ môn Thế Anh trên sân cỏ thì rõ rồi, với cả những vinh quang, cay đắng và những lỗi chuyên môn “chết” người. Xuất phát từ lò đào tạo Sông Lam Nghệ An, bắt chính cho đội bóng quê hương vài mùa, trước khi du Nam gia nhập Ngân hàng Đông Á, với cái giá “cực khủng” lúc bấy giờ,1 tỷ đồng (năm 2004).
Ít ai biết, Thế Anh từng tập tiền đạo trong màu áo Quân khu 4, trước khi chuyển qua nghiệp đeo găng bất đắc dĩ. Khi ấy, Thế Anh còn tập trong đội hình trẻ, và trong một buổi chia đôi đội hình của Quân khu 4, không may các thủ môn chính đều dính chấn thương, huấn luyện viên đưa đôi găng cho Thế Anh và bảo, đó mới là vị trí của cậu. Thế Anh không ngần ngại nhận lời và bắt rất hay. Thế Anh “chết dí” trong khung gỗ kể từ đó.
Cho đến bây giờ, ngót 10 năm chơi bóng đỉnh cao. Không cự phách và tên tuổi cỡ Nguyễn Văn Cường (cựu thủ môn “Thế hệ vàng”) hoặc chưa bền bỉ kiểu đàn anh Văn Hạnh, không có vài pha cả phán xuất thần như người đồng hương – đồng đội cũ Dương Hồng Sơn (Qủa bóng vàng Việt Nam 2008), sải tay không dài bằng người trẻ Tấn Trường…, nhưng Thế có sự ổn định.
Ở vị trí nhạy cảm trong khung gỗ, thì sự ổn định là yếu tố tiên quyết. Trước mỗi trận đấu, Thế Anh thường dành thời gian để nghiên cứu băng hình cách di chuyển, cũng như động tác ra chân của tiền đạo đối phương. Nhờ thế, Thế Anh có thể làm chủ tình huống, cũng như bắt bài các pha xử lý bóng của nhiều chân sút ở V-League.
Thế Anh và chuyện kinh doanh
“Doanh nhân Nguyễn Thế Anh”, tên gọi nghe lạ tai, nhưng trong tương lai gần thì đích thị là vậy. Từng chủ động đặt vấn đề với các thương hiệu thời trang như An Phước, Nike, nhận làm đại lý độc quyền tại Bình Dương; từng có ý định xin thêm chi nhánh của thương hiệu gà rán KFC…, tiếc là lại bất thành. Nhưng chỉ tính riêng những ý tưởng ấy cũng đảm bảo rằng, Thế Anh luôn luôn có trong đầu tư duy kinh tế. Doanh nhân Thế Anh kinh doanh sân bóng chắc hẳn sẽ có được những thành công đáng kể.
Sau khi gia hạn 3 năm hợp đồng với Becamex Bình Dương (trên dưới 3 tỷ đồng), Thế Anh dồn hết vào mua đất với giá ưu đãi ở Bình Dương. Nhưng đất để đó mãi cũng phí, Thế Anh (cùng chủ sở hữu miếng đất bên cạnh), quyết định xây cấp Khu liên hợp thể thao. Câu lạc bộ thể thao Thế Anh ra đời không hề ngẫu nhiên chút nào. Anh nói: “Ở Bình Dương mới chỉ có vài cụm sân bóng cỏ nhân tạo và chắc chắn sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu.
Mô hình 2 sân bóng “đỉnh” của thủ môn Thế Anh
Thế Anh đầu tư kinh doanh sân cỏ với 2 sân bóng (với dàn đèn đủ tiêu chuẩn, mặt cỏ 24 USD/m²…) không chỉ là số 1 ở Bình Dương, mà chắc cũng chỉ thua sân bóng của VFF ngoài Hà Nội. Mục tiêu của câu lạc bộ là phục vụ học sinh, các giải đấu trong khuôn khổ trường học.
“Xa hơn, tôi có thể mở các lớp bóng đá cho các em vui chơi bên cạnh việc học. Mỗi tuần vài buổi lên lớp thôi và có cả xe đưa rước luôn. Tôi làm những điều này vì niềm vui, đam mê nhưng tất nhiên cũng phải sinh lời nữa chứ! Đó là một kế hoạch dài hơi nhưng rất nghiêm túc”.
Ngoài quỹ đất, thì chi phí cho mặt sân cỏ, dàn đèn, cũng như các yếu tố phụ cận khác của một sân bóng, cũng rất kha khá rồi. Cụm 2 sân đã đi vào hoạt động gần 1 tháng nay. Trung bình một ngày, khai thác chừng 8 tiếng/sân, thế cũng gần như kín mít. “Chẳng biết tương lai thế nào, nhưng hãy cứ làm đã. May mắn là mình không phải thuê đất, nên cũng bớt lo”, Thế Anh trầm ngâm./.